WORKING HOLIDAY ÚC
Cầm nang tốt nhất cho hành trình 462 đến với nước Úc

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TỰ NỘP VISA STUDENT 500 DU HỌC ÚC TỰ TÚC TỪ A TỚI Z (UPDATE 2023)

by Alex Lone
2.1K views

Chào mọi người,

Sau khi các bạn trải nghiệm với visa 462 thì nhiều bạn có cảm thấy mong muốn tiếp tục ở lại xử sở Kangaroo và bắt đầu tìm hiểu con đường định cư ở đất nước Úc xinh đẹp này. Mặc dù còn nhiều con đường khác để định cư Úc thì lựa chọn tiếp tục du học là một phương án khá phổ biến. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn 462 tìm hiểu và nộp visa du học 500 onshore trên đất Úc nhé.

Tìm hiểu khóa học

Một trong những vấn đề gây đau đầu nhất là chọn khóa học. Bạn sẽ phải suy nghĩ là sở thích và năng lực bản thân phù hợp với nghành nào, rồi nghành nào nằm trong list định cư, rồi học bang nào thì thuận lợi nhất, rồi trường nào phù hợp hay học phí bao nhiêu thì bạn có thể kham nổi. Để cân nhắc về khóa học phù hợp bạn phải trả lời những câu hỏi sau đây :

  • Nghành học nào có thể có khả năng định cư được ?
  • Khả năng học và sở thích bản thân bạn có hợp với ngành đó không?
  • Yêu cầu tài chính của khóa học đó là bao nhiêu mà bạn có chấp nhận được ?
  • Trình độ tiếng Anh yêu cầu cho khóa học đó, và công việc bạn phải làm sau đó là bao nhiêu ?
  • Thành phố và bang nào có thể dễ cạnh tranh hơn?

Có một sự thật là nếu bạn đang ở trên nước Úc thì bạn hoàn toàn có thể nộp visa 500 onshore mà không cần qua agent. Nếu bạn sau khi suy nghĩ chín chắn và xác định được mình muốn học gì, ở đâu thì chỉ cần đến văn phòng sinh viên quốc tế của trường đó và trao đổi với nhân viên ở đó để được hướng dẫn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, rồi nộp trực tiếp trên Immi. Sau đây Alex sẽ hướng dẫn các bước cụ thể theo kinh nghiệm tự nộp visa 500 nhé.

Chuẩn bị hồ sơ

Để xin nhập học thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau :

  • Bằng cấp trước đó: Bằng tốt nghiệp THPT nếu học nghề và đại học, bằng đại học cho Master cần dịch thuật công chứng nếu không có tiếng Anh
  • Bảng điểm kết quả học tập đại học hoặc cấp 3
  • Thư xin học Personal Statement do bạn tự viết
  • Chứng chỉ tiếng Anh IELTS hoặc PTE Academic: yêu cầu kết quả tùy thuộc với cấp độ học, nghành nghề mà bạn định học
  • Chứng minh tài chính : số dư tài khoản ngân hàng Úc hoặc Việt Nam

Sau khi nhận hồ sơ đăng ký thì bộ phận tuyển sinh của trường sẽ duyệt và sau khi đóng học phí kì đầu tiên thì nhà trường sẽ xuất cho bạn thư xác nhận nhập học – Confirmation Of Enrollment (CoE) đây là một tài liệu quan trọng nhất khi nộp visa 500.

Bạn cũng cần mua gói bảo hiểm y tế tư nhân Overseas Student Health Cover (OSHC)  cho cho toàn bộ thời gian học nữa. Đây là điều kiện bắt buộc luôn để được nộp visa 500. Chỉ có một số công ty bảo hiểm mới được cung cấp gói bảo hiểm này. Các bạn lựa chọn tại link sau: https://www.privatehealth.gov.au/health_insurance/overseas/overseas_student_health_cover.htm

Yêu cầu Trung thực Nhập Cảnh Tạm Thời (GTE) là một biện pháp đảm bảo của chính phủ Úc nhằm xác nhận sinh viên xin visa du học đến Úc với mục đích chính đáng là theo đuổi chương trình giáo dục chất lượng và có ý định quay trở về nước nhà sau khi hoàn thành việc học. Điều này không nhằm loại trừ những sinh viên có thể phát triển các kỹ năng cần thiết ở Úc và sau đó xin định cư vĩnh viễn.

Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu GTE:

  1. Trình bày Cá nhân: Trong đơn xin visa du học trực tuyến, bạn cần nộp một bản trình bày cá nhân dài 300 từ (tối đa 2000 ký tự) đề cập đến yêu cầu GTE. Bản trình bày này nên giải thích lý do bạn chọn học tại Úc cho khóa học dự định của mình.
  2. Tài liệu Hỗ trợ: Đính kèm các tài liệu vào tài khoản ImmiAccount của bạn để hỗ trợ thông tin trong bản trình bày cá nhân. Những tuyên bố chung chung không kèm bằng chứng sẽ không được đánh giá cao.

Các yếu tố được xem xét để đánh giá GTE:

Bộ di trú xem xét tình hình tổng thể của bạn, không chỉ là một danh sách kiểm tra các yêu cầu. Chỉ thị Bộ trưởng 69 nêu ra các yếu tố họ có thể xem xét, bao gồm:

  • Học vấn Trước đó: Bảng điểm, tên các cơ sở giáo dục, thời gian học, chứng chỉ đạt được (nếu có).
  • Khoảng Thời Gian Không Học: Giải thích bất kỳ khoảng thời gian nào bạn ngừng học, bao gồm lý do không theo học.
  • Công việc Hiện tại: Các chi tiết như tên công ty, địa chỉ công ty, thời gian làm việc và chức vụ. Bao gồm thông tin liên lạc của người có thể xác minh việc làm của bạn.
  • Quan hệ với Quê hương: Bằng chứng về quan hệ tài chính, gia đình hoặc xã hội thể hiện lý do để bạn trở về nhà sau khi học.
  • Tình hình Kinh tế: Các tài liệu thể hiện hoạt động kinh doanh/việc làm trong một năm qua, các đề nghị tuyển dụng tiềm năng với mức lương sau khi hoàn thành khóa học, tờ khai thuế thu nhập hoặc sao kê ngân hàng.
  • Việc Làm ở Nước Thứ Ba: Các đề nghị tuyển dụng tiềm năng với các chi tiết như mức lương và phúc lợi sau khi hoàn thành khóa học (nếu có).
  • Tình hình tại Quê hương:
    • Lý do không học tại quê hương (nếu có khóa học tương tự).
    • Quan hệ với quê hương khuyến khích bạn quay trở lại sau khi học.
    • Tình hình kinh tế, nghĩa vụ quân sự hoặc bất ổn chính trị/xã hội ở quê hương bạn.
  • Tình hình Tiềm năng ở Úc:
    • Quan hệ với Úc có thể khuyến khích bạn ở lại Úc (được giải thích và hợp lý hóa).
    • Mức độ hiểu biết về khóa học và nhà cung cấp giáo dục đã chọn.
    • Học vấn và bằng cấp trước đó.
    • Kế hoạch sắp xếp chỗ ở tại Úc.
    • Khả năng tài chính để hỗ trợ việc học.
  • Giá trị của Khóa học đối với Tương lai:
    • Sự phù hợp của khóa học với trình độ học vấn hiện tại của bạn.
    • Sự liên quan của khóa học với việc làm trước đây hoặc tương lai ở quê hương/nước thứ ba.
    • Mức lương và phúc lợi dự kiến với các bằng cấp bạn có được từ khóa học dự định.
  • Lịch sử Di trú:
    • Các lần xin visa trước đó vào Úc hoặc các quốc gia khác.
    • Bất kỳ trường hợp visa bị từ chối hoặc hủy bỏ (nếu có).

Ai khác được xem xét?

Nếu bạn là trẻ vị thành niên, bộ di trú cũng sẽ xem xét ý định của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc vợ/chồng bạn.

Đáp ứng yêu cầu GTE thể hiện sự quan tâm chân thành của bạn trong việc theo đuổi một nền giáo dục chất lượng tại Úc và ý định quay trở về quê hương sau khi hoàn thành việc học.

Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ trên thì chúng ta có thể bắt đầu nộp xin visa 500 được rồi.

Tự nộp visa 500

Đầu tiên bạn đăng nhập vào tài khoản Immi của mình nhé, tạo hồ sơ mới tại New Application giống như khi xin visa 462 nhé.

Sau đó bạn chọn Student Visa (500) nhé. Student Guardian Visa 590 là dành cho phụ huynh, người giám hộ đi theo người học, ví dụ du học sinh cấp 3 hoặc người khuyết tật cần hỗ trợ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Còn subsequent entrant 500 là dành cho vợ/chồng và con của người học đi kèm theo nếu bạn muốn gia đình đi cùng.

Sau khi chọn Student Visa 500 sang giao diện 1/25 bạn click vào ô “I have read and agree to the terms and conditions” sau đó ấn Next qua bước 2/25.

Application context

Mục 2/25 này các bạn điền như sau :

  • Current location : chọn Australia nếu bạn nộp onshore, hoặc nước bạn đang cư trú
  • Is the 1st time … applying a student visa : Lần đầu xin visa 500 thì bạn chọn Yes
  • Confirm of Enrollment là đơn xác nhận nhập học của trường. Bạn phải đợi giấy này của trường gửi về email thì mới nộp được visa 500 nhé, sau đó chọn Yes và chọn Add để nhập mã Coe code ở trong email.
  • Other evidence of intended study : Bạn có bằng chứng gì về ý định học ở Úc ngoài CoE không ? ở đây mình upload Letter of Offer nhưng không cần thiết, bạn có thể bỏ qua.’
  • Education sector : bạn lựa chọn dựa theo khóa học của mình, nếu học nghề thì chọn Vocational education and Training sector, còn đại học là Bachelor Degree hay Thạc sỹ chọn Master
  • Closure of education provider : có phải bạn nộp visa vì cơ sở giáo dục trước đó của bạn (nếu có) đóng cửa không : No ( đây là trường hợp nếu trường bạn đang học đóng cửa nên bạn xin visa lại )
  • Commonwealth funded student : Bạn có nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ Úc không ? Nếu bạn nhận học bổng chính phủ Úc thì chọn Yes, còn không thì No

Primary Applicant

Sang mục 3/25 các bạn điền các thông tin của đương đơn visa chính là Primary Applicant ( còn vợ con của du học sinh thì người đính kèm sẽ là accompanying members )

  • Thông tin hộ chiếu : Lưu ý hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng
  • National Identity card: nếu bạn có CCCD thì chọn yes rồi nhập thông tin
  • Place of birth : Nơi sinh
  • Relationship status : Độc thân, kết hôn hay ly hôn tùy chọn
  • Other names : Không có tên khác chọn No
  • Citizenship : chọn yes công dân Việt nam, nếu có quốc tịch khác nữa thì bạn chọn thêm
  • Other passpot : Nếu bạn có 2 quốc tịch chọn yes, không chọn No
  • Health examnimation : trong vòng 12 tháng bạn có kiểm tra y tế không? Nếu bạn đã khám trong vòng 12 tháng, chọn yes sẽ không phải đi khám lại. Hiện tại 7/2023 các đơn xin visa onshore được miễn khám sức khỏe.

Accompanying members of the family unit

  • Are there any accompanying members of the family unit included in this application? – Nếu bạn đến Úc học cùng với cac thành viên gia đình như là vợ/chồng, con cái, hoặc người yêu, thì chọn yes, rồi Add rồi nhập thông tin cá nhân của họ vào theo yêu cầu nhé. Nếu không có thì chọn No. Lưu ý Family unit theo định nghĩa của Bộ di trú Úc là : vợ chồng hoặc đối tác tình cảm (mình dịch vui từ Spouse/ de factor Partner) và trẻ em phụ thuộc, chứ family unit không phải là bố mẹ và anh chị em ruột của bạn.

Có 3 lựa chọn thành viên gia đình đính kèm: Child (con ruột), Spouse/ De factor Partner (đối tác tình cảm 😀 ) hoặc Step Child (con riêng của đối tác tình cảm ). Sau khi hoàn thành điền thông tin cho thành viên trong gia đình mình bao gồm tên họ, giới tính, thẻ nơi sinh,vv… thì bạn chọn Add thành viên tiếp theo.

Chi tiết liên lạc

  • Country of residence : Do bạn nộp onshore nên sẽ là Australia
  • Department Office : Chọn city gần nơi bạn học nhất
  • Residential address : Chọn địa chỉ hiện tại ở Úc của bạn
  • Postal address : bạn có thể chọn Yes nếu cùng địa chỉ cư trú, hoặc nếu bạn có thể di chuyển chưa có chỗ ở cố định, thì có thể chọn No và nhập địa chỉ của bạn bè hoặc ai đó ở ổn định có thể nhận thư giúp bạn
  • Cuối cùng là số điện thoại ở Úc và địa chỉ email

Non-accompanying members

Tiếp theo bạn được yêu cầu nhập thông tin chi tiết các thành viên gia đình không đi kèm “non-accompanying members” cho dù họ có ý định nộp visa du học hay không. Nếu các thành viên này, ví dụ như con hoặc bạn đời của bạn hiện ở Việt Nam mà không đi cùng bạn sang Úc, không được thêm vào trong đơn này thì người đó sau này sẽ không được cấp visa du học sau này nữa. MÌnh không hiểu lý do cho việc này lắm, có thể họ muốn thông tin của những người trong gia đình của bạn để xét visa du học lần sau. Hoặc mình suy đoán là có thể có trường hợp chồng du học sau đó chưa đủ điều kiện có visa PR thì vợ lại đi học để chồng đăng kí theo diện partner, nên họ muốn lưu lại bằng chứng.

Câu hỏi “có thành viên trong gia đình nào mà chưa được thêm vào như là “accompanying member of the family unit”vì mình độc thân nên chọn No. Nếu bạn có vợ con ở Việt Nam thì chọn Yes rồi điền thông tin cá nhân của họ theo yêu cầu.

Other family members

Tiếp theo mục 11/25 “Bạn có bố mẹ hoặc anh chị em nào trong và ngoài nước Úc không?” Bạn Add lần lượt từng thành viên gia đình bạn vào nhé. Lưu ý tất cả anh chị em ruột chứ không bao gồm vợ chồng họ nhé.

Chứng minh mục đích du học

Bạn cần viết nội dung không quá 300 chữ, chứng minh bạn đáp ứng các điều kiện của Genuine Temporary Entrant, theo định nghĩa của Bộ Di trú là : “Người nộp đơn là người nhập cư tạm thời thực sự sẽ có hoàn cảnh hỗ trợ ý định thực sự là tạm thời nhập cảnh và ở lại Úc, bất chấp khả năng ý định này thay đổi theo thời gian thành ý định sử dụng các phương tiện hợp pháp để ở lại Úc trong một thời gian dài hoặc vĩnh viễn”. Nghĩa là bạn chứng minh có nhu cầu học thật, còn học để tiếp tục ở lại Úc hay để quay về Việt Nam thì cũng không bị coi là có vấn đề. Bạn có thể tóm tắt lại nội dung trong Personal Statement.

Chứng minh tài chính

  • Funding for stay : Có các lựa chọn học bổng của chính phủ, của tổ chức hay cá nhân. Bạn chọn “Financial support from an Individual”nếu từ tiền cá nhân và gia đình.
  • Financial support from an individual : Câu hỏi “có phải cung cấp tài chính từ cá nhân khác người nộp đơn không” : nếu nguồn tài chính từ bố mẹ bạn chẳng hạn thì chọn Yes, còn nếu tài chính do bạn tự lo liệu thì chọn No, sau đó chọn Deposit in finacial institution nếu có tiền sẵn trong bank, chọn Loan from finacial institution nếu bạn đi vay , và cuối cùng ongoing income nghĩa là bạn sẽ vừa học vừa làm để có tiền đóng học phí và sinh hoạt. Nếu có các nguồn khác bạn chọn Other nhé.
  • Sau đó bạn nhập số tiền dưới dạng giá trị là whole dollar Úc nhé, với Financial institution là bank ở Úc hoặc Việt Nam.

Thông thường bạn chuẩn bị chứng minh tài chính khoảng đủ học phí và chi phí sinh hoạt cho học kì đầu là tạm ổn nhé.

Health Insurance

Bảo hiểm y tế cho du học sinh quốc tế (OHSC) là một điều kiện bắt buộc phải có để được xét duyệt visa 500.

  • Người nộp đơn có OHSC không ? Bạn chọn Yes bắt buộc nhé
  • OSHC do trường học cung cấp phải không ? Cái này mình tự mua thì chọn No, còn có trường liên kết với công ty bảo hiểm bán cho sinh viên thì chọn Yes. Sau đó bạn chọn tên công ty bảo hiểm, có các công ty lớn như là BUPA, Medibank hay Allianz,vv..còn nếu bạn mua công ty khác thì chọn Other
  • Sau đó Insurance policy number bạn tìm trong email hóa đơn khi bạn mua bảo hiểm công ty gửi cho bạn
  • Date from…to : bạn chọn ngày tháng hiệu lực của bảo hiểm. Hiệu lực bảo hiểm bao gồm toàn thời gian khóa học và bạn phải trả một lần ngay từ đầu nhé.

Education

  • Bằng cấp cao nhất của bạn đã hoàn thành bên ngoài Úc : bạn cần khai trung thực, cho dù bạn du học nghề nhưng nếu đã tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ rồi thì cần chọn mục tương ứng
  • Các lựa chọn bao gồm :
  • Sau khi chọn trình độ học vấn cao nhất của bạn là Bachelor Degree thì bạn cần khai thông tin về tên trường, tên khóa học và quốc gia của khóa học đó.

Education history :

  • Bạn đã hoàn thành hoặc hiện tại vẫn còn học khóa học nào ngoài Úc không? Chọn Yes rồi Add tên trường, tên khóa học và ngày tháng hoàn thành
  • Bạn đã từng học tập ở Úc trước đây chưa ? Mình đoán là chưa ai học nên sẽ chọn No, vì nếu học rồi chắc bạn ko xem bài viết này.^^
  • Bạn lần lượt Add các bằng cấp của mình, bắt đầu từ bằng Tốt nghiệp trung học phổ thông cho tới bằng cấp cao nhất của bạn

Employment history details

  • Chi tiết lịch sử các giai đoạn làm việc và không làm việc từ khi rời trường học
  • Employment bao gồm công việc có lương, tự làm việc, kinh doanh gia đình, thực tập, công việc không nhận lương và tinh nguyện
  • Unemployment bao gồm các giai đoạn không làm việc từ khi rời trường học
  • Sau đó bạn Add lần lượt thứ tự các giai đoạn trên từ thời điểm tốt nghiệp đến hiện nay, bao gồm cả giai đoạn bạn làm việc với visa 462 ở Úc nhé. Nếu bạn muốn thì có thể liệt kê tất cả các công ty bạn đã làm ở Úc với visa 462 còn mình lười nên chỉ chọn Employment status là Other rồi viết : “I arrived in Australia in March 2020 with Work and Holiday Visa. During 2 years I worked in numerous companies and farms. I also travelled around Australia between employment times”.

Future Employment

  • Bạn đã được nhận đề nghị công việc nào sau khi hoàn thành khóa học chưa ? Nếu chưa có thì chọn No, còn nếu có rồi thì chọn Yes.
  • Ghi chi tiết loại tuyển dụng bạn sẽ tìm kiếm sau khi hoàn thành khóa học : Bạn đã tuyên bố trong Personal statement ý định du học là về Việt Nam thì nên bịa ra lý do hợp lý, hoặc bạn sẽ tiếp tục tìm kiếm công việc trong lĩnh vực mình học để nâng cao tay nghề rồi mới về chằng hạn. Hiện nay không cần dấu diếm ý đồ muốn định cư Úc cho việc đi du học.

Languages Ngôn ngữ

  • Has the applicant undertaken an English language test withing the last 24 months ? Bạn đã thi tiếng Anh trong vòng 2 năm chưa, Chọn Yes.
  • Nhập thông tin kì thi tiếng Anh gần nhất của bạn. Lưu ý IELTS hay PTE thì cũng phải là Academic nhé. Điểm tối thiểu tiếng Anh khác nhau đáng kể giữa các trường và cấp học, vì vậy tốt nhất bạn nên kiểm tra với từng trường trước khi đăng ký. Một số khóa học, chẳng hạn như chương trình điều dưỡng nurse, giáo viên hoặc luật, có xu hướng có yêu cầu nghiêm ngặt hơn, trong khi yêu cầu đối với các khóa học Đào tạo nghề (VET) thường thấp hơn. Nếu bạn không đáp ứng được yêu cầu về tiếng Anh, bạn có thể cân nhắc việc hoàn thành chương trình ELICOS để cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình.
    • IELTS — overall score of 6.0 to 6.5 (no band less than 5.5 to 6.0)
    • PTE Academic — overall score of 50 to 64.

Countries visited

Mục 20/25 bạn cần khai tất cả các nước mà bạn, và cả các thành viên trong gia đình đính kèm, trong vòng 10 năm qua đã từng đến vì bất cứ lý do gì bao gồm : làm việc và học tập, du lịch, kinh doanh, nhập ngũ hoặc quay trở lại đất nước cư trú cũ sau một thời gian dài sống ở nước khác. Ví dụ bạn qua Hàn quốc lấy chồng và ở đó một thời gian dài rồi sau quay lại sống ở Việt Nam trước khi đi Úc thì bạn cũng phải nhập thông tin lưu trú ở Việt Nam trong giai đoạn đó vào nhé.

Bạn chọn Add rồi nhập thông tin Tên người nộp đơn, Ngày nhập và xuất cảnh và tên đất nước. Sau đó bạn có thể chọn Edit hoặc xóa nếu cần thay đổi thông tin.

Visa history

  • Has the applicant or any person included in this application, held or currently hold a visa to Australia or any other countries ? Bạn hoặc người đính kèm có từng và đang giữ visa Úc hoặc nước nào không: chọn yes rồi nhập các thông tin ở phần Give details, ví dụ bạn đang giữ visa 462 từ thời gian nào đến nay, các visa du lịch các nước nào,vv..
  • Has the applicant or any period of stay ? Bạn hoặc người đính kèm có bao giờ vi phạm điều kiện visa Úc hoặc nước nào hoặc đã bị trục xuất không? Chọn No nhé, nếu có thì chọn yes rồi là sau kèm thư giải thích vào mục documents nhé
  • Has the applicant or any … refused, or had a visa cancelled ? Bạn hoặc người đính kèm có bao giờ bị từ chối hoặc hủy visa Úc hoặc nước nào khác không? Mình từng bị từ chối visa du lịch Nhật năm 2020 nên chọn yes rồi give details lý do là do Covid đang bắt đầu.

Declarations

Tương tự các đơn xin visa khác bạn cần cam đoan không có bệnh lý gì như trong danh sách sau chọn No hết. Nếu có bệnh gì trong danh sách thì chọn Yes nhé.

Tương tự bạn chọn No hết để cam đoạn lịch sư tư pháp trong sạch chưa từng phạm tội. Cuối cùng bạn chọn Yes hết mục cam đoan của sinh viên rằng mọi lời khai của bạn là trung thực.

ĐÍnh kèm tài liệu

Bước cuối cùng bạn tải lên các tài liệu chứng minh cho các tuyên bố khai báo thông tin phía trên của bạn là chính xác.

  • Health Insurance OHSC : tải lên file hóa đơn và chính sách bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gửi email xác nhận gói bảo hiểm của bạn
  • Identity Evidence : chứng minh danh tính bao gồm ảnh thẻ, hộ chiếu, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu… của bạn cũng như của thành viên gia đình đính kèm ( vợ/ chồng và con cái )
  • Bằng chứng nhập cư tạm thời GTE : bạn đính kèm các tài liệu sau (1)COE (2) hóa đơn đóng học phí kì đầu tiên (3) bank statement hoặc sổ tiết kiệm của tài khoản chứng minh tài chính (4) Thư giải trình xin học personal statement

Vậy là xong rồi bạn submit rồi thanh toán như các visa trước đây nhé. Cũng tương tự visa khác bạn sẽ nhận được email hóa đơn, email bridging visa A và email yêu cầu khám sức khỏe nếu cần nhé.

Lưu ý

  • Sau khi submit thì passport mình hết hạn nên mình download form 929 để điền thông tin hộ chiếu mới rồi upload lên mục Other documents. Nếu bạn thay đổi thông tin hộ chiếu hoặc địa chỉ cư trú hơn 14 ngày trong lúc visa đang được xét thì cũng download form này để báo nơi cư trú mới cho Bộ Di trú biết nhé.
  • Bạn được yêu cầu khám sức khỏe trong vòng 28 ngày nhưng nếu bạn không book được lịch khám trong giới hạn này thì bạn upload email xác nhận bạn đã book lịch khám lên mục Other documents.
  • Trước khi có visa 462 thì đã có con đường tương tự : Các bạn đó xin visa du lịch 600, sau khi nhập cảnh được Úc thì nộp visa 500. Có thể là nộp visa student onshore trong nước Úc thì khả năng được cấp visa 500 là cao hơn nộp offshore, thời gian chờ đợi cũng có vẻ đỡ sốt ruột hơn vì ít ra vẫn có bridging visa để ở lại Úc trong lúc chờ đợi kết quả. Với tình hình cạnh tranh visa Working Holiday quá hot như hiện nay thì các bạn đang canh visa 462 trong mòn mỏi có thể cân nhắc con đường này như là một phương án B khả dĩ nhé.
https://workingholidayuc.com/dinh-cu-uc-bi-quyet-dinh-cu-uc-de-dang-chuyen-visa-600-sang-visa-500

You may also like

Leave a Comment

error: Content is protected !!

con đường PR dạng Skill Shortage

Bạn có quan tâm đến con đường định cư Úc sau khi kết thúc visa 462 không ?

Bạn có muốn không phạm sai lầm lãng phí thời gian và tiền bạc trên con đường PR chỉ vì thiếu thông tin về nó không?

Bạn có muốn tăng tốc trên con đường PR bằng Skills Assesment với bằng cấp và kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam không ? 

EBOOK hướng dẫn skill Assesment