Chào các bạn,
Khi các bạn vừa đến Úc, các bạn sẽ rất bỡ ngỡ với cuộc sống mới. Nhiều khi không biết hỏi ai khi muốn mua 1 món đồ nào đó.
Do vậy, minh sẽ viết 1 loạt các bài viết để hỗ trợ cho các bạn vừa mới đặt chân đến Úc hoặc chuẩn bị đến Úc. Mong các bạn đã sống quen ở Úc sẽ hỗ trợ mình đóng góp thêm các ý kiến để chúng ta chia sẻ với nhau những kiến thức và kinh nghiệm cho cuộc sống mới tại Úc.
Thực phẩm
1) Woolworth hay còn được gọi thân mật là Woolies: Là một trong những chuỗi cửa hàng lớn nhất của Úc. Các mặt hàng chính của woolworth là đồ ăn, thịt cá, bánh mì, nước giải khát, đồ đông lạnh, sữa, giấy vệ sinh, tã cho em bé, bvs, một số mĩ phẩm, thuốc men…. Nó khá giống như Coopmart ở VN. Khi bạn đến Úc thì phải ít nhất 1 lần trong đời ghé vào đây tham quan nhé (nhớ đăng ký miễn phí thẻ thành viên Everyday Rewards để tích lũy điểm nha. Khi đổ xăng cũng có thể dùng thẻ này để tích lũy điểm tại cây xăng của woolworth). Thông thường thì thịt ở trong woolworth và Coles rất tươi nên yên tâm khi mua thịt ở các shop ngoài hơn, và đắt hơn.
2) Coles : mô hình cũng giống như Woolworth, cũng là những chuỗi cửa hàng lớn nhất của Úc. Khi bạn đến Úc thì phải ít nhất 1 lần trong đời ghé vào đây tham quan nhé (nhớ đăng ký miễn phí thẻ thành viên Flybuy để tích lũy điểm. Khi đổ xăng cũng có thể dùng thẻ này để tích lũy điểm tại cây xăng của Coles.)
3) ADLI : Là chuỗi siêu thị đến từ Đức với mô hình kiểu bán buôn, tự phục vụ, tiết kiệm chi phí nên ở ALDI nhìn chung đồ giá rẻ hơn, quy mô cũng nhỏ hơn. Số lượng siêu thị ALDI không nhiều như Coles và Woolies nhưng là bán hàng rẻ nhất nước Úc.
4) IGA : Chuỗi siêu thị độc lập và nhượng quyền cũng rất phổ biến ở mọi thị trấn nhỏ của Úc. IGA thường là các cửa hàng nằm độc lập, ít khi ở trong các shopping mall lớn, các sản phẩm địa phương và giá cao hơn Coles và Woolies 1 chút.
5)“Shop Tàu” : Tên gọi chung của các shop bán đồ châu Á của người Hoa mà hầu như mọi thành phố lớn nhỏ ở Úc đều có ít nhất 1 shop. Các shop này cũng hay có đồ ăn từ Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật.
Ngoài ra, nếu bạn ở Tây Úc thì có chuỗi siêu thị chuyên đồ Việt Nam và châu Á như MCQ, NP và Spudshed.
Đồ dùng cá nhân, Quần áo
1) Kmart : cũng là 1 cty rất lớn tại Úc chuyên đồ gia dụng giá siêu rẻ sản xuất tại Trung Quốc. Chủ yếu bán quần áo bình dân nam nữ, bàn ghế tủ nho nhỏ, đồ dùng trong nhà bếp. Đồ thể thao tại nhà, chăn mền, đồ du lịch cắm trại,vv…
2) BigW : mô hình bán sỉ tương tự như Kmart. Bán chủ yếu là quần ào, mấy đồ dùng cơ bản trong nhà bếp.
3) Target : mô hình tương tự như Kmart, BigW nhưng chỉ bán quần áo. Target thường đánh giá phục vụ đối tượng khách hàng cao hơn kmart 1 chút.
4) Myer: phục vụ khách hàng cao hơn 1 chút so với Kmart, bigW, Target. Hàng hóa cao cấp thì bán nhiều hơn, cũng rất đa dạng hàng hóa từ quần áo, mỹ phẩm, đồ gia đình, đồ điện tử…. rất nhiều thứ.
5) Uniqlo : chuyên bán quần áo thương hiệu Uniqlo.
6) Kathmandu : Bán các đồ phượt cao cấp như quần áo giữ nhiệt, các trang thiết bị leo núi, cắm trại, vv…
Mỹ phẩm, thuốc
1) Chemist warehouse: (https://www.chemistwarehouse.com.au/): là tập đoàn dược phẩm có rất nhiều cửa hàng bán thuốc, các đồ y tế trên khắp nước Úc. Ngoài chemist warehouse thì cũng có những cửa hàng của cty khác nhưng Chemist warehouse có thể coi như là một trong những cty lớn nhất Úc. Các mặt hàng trong Chemist warehouse gồm thuốc men theo toa của bs, thuốc men bình thường như vitamin, thuốc cảm, thuốc ho, bvs, máy đo huyết áp, kể cả nước hoa. Thường thường khi người thân gửi thuốc men về VN là đa số mua từ đây.
Bạn có thể xem review shopping tại Chemist Warehouse tại kênh La Luna Vlogs sau đây nhé.
Đồ điện tử
1) Jbhifi bán đồ điện tử như điện thoại, laptop, máy ảnh, camera,vv… thường xuyên giảm giá hầu hết các hãng thiết bị điện tử có bán ở đây. JB Hifi có cả scooter hay xe đạp điện, các thiết bị quay vlog, youtube vv…
2) Thegoodguy : bán mấy đồ điện tử trong gia đình như tủ lạnh, máy giặt, ti vi, ,laptop, bếp gas……
3) Harveynorman: cũng khá giống TheGoodguys nhưng lưu ý là Harveynorman theo dạng trả góp nhiều nên bạn có thể trả giá khi mua hàng nha.
In ấn Copy văn phòng phẩm
1) Officeworks : Bán tập vở bút viết, văn phòng phẩm,vv… Bạn muốn photo hay in giấy tờ hay in hình ảnh thì có thể ra Officeworks. Giá cực rẻ in ấn khoảng 12 tờ a4, cả in màu lẫn in đen trắng hết tầm 2$. Officeworks mở cửa 7am dến 9pm 7 ngày trong tuần.
Bạn muốn in ảnh màu thì có thể đến Kmart hoặc Big W có khu vực gần Customer Services có máy tính để bạn tự in.
Mua hàng online
Là một đất nước rộng lớn nên thương mại điện tử cực kỳ phổ biến ở Úc.
1) Amazon.com.au: trang bán hàng online. Tuy chỉ vào Úc được tầm 3 năm nhưng nó đã phát triển rất mạnh và đội ngũ customer sevice rất chuyên nghiệp. Nếu bạn đăng ký thành viên Amazon Prime (tầm 50-60$/năm) thì bạn sẽ được giao hàng trong 1 ngày, coi được Prime Movie và Music…….Các hãng hàng lớn cũng được bán trên này như sony, Dyson, BOSE, …..
2) Ebay.com.au: cũng là trang bán hàng online. Cũng có khá nhiều đồ sale trên này. Các hãng hàng lớn cũng được bán trên này như sony, Dyson, BOSE, …..
Đồ Giá Rẻ
OP shop
Tới bất cứ vùng nào, chỉ cần lên Google seach ‘opportunity shop near me’ thì sẽ ra tất cả những tiệm bán đồ cũ ở vùng mình đang ở.
OpShop thực sự là viết tắt của chữ Opportunity Shop (dịch nghĩa đen là Tiệm Cơ Hội), một cửa hàng chuyên bán những đồ gia dụng, quần áo, bàn ghế, tủ giường, ghế salon, nói chung là bạn nghĩ cái gì cần trong nhà là họ bán. Thượng vàng hạ cám. Có chổ bán đồ điện nếu ở shop có thợ điện phụ giúp test và tag những hàng điện.
OpShop thường do các hội từ thiện hay là một phần của nhà thờ địa phương quản lý. Những OpShop nổi tiếng là Salvos và Vinnies (của Salvation Army – Cứu Thế Quân), Red Cross (Hồng Thập Tự), RSPCA (Royal Society for the Prevention of Cruelty to Animal – Hội Bảo Vệ Động Vật); Brotherhood of St Lawrence; Sacred Heart Mission (Trái Tim Vô Nhiễm), LifeLine.
Đồ đạc trong những OpShop phần lớn là do được tặng. Tiền thu được thường để giúp những gia đình khó khăn. Người Úc có thói quen những đồ gì còn tốt mà không xài nữa thì họ đem đến tặng cho những hội từ thiện này, nên đồ đạc tương đối rẻ. Nhất là khi họ bán sale. Để ý coi họ quảng cáo thế nào. Thí dụ thứ 3 thì tất cả những gì có chấm đỏ trên ticket sẽ giảm nửa giá.
Các cửa hàng giá rẻ
Có những chuỗi cửa hàng chuyên bán các sản phẩm giá rẻ. The Reject shop là thương hiệu điển hình phổ biến trên toàn nước Úc. Ngoài ra còn nhiều chuỗi cửa hàng của từng bang, ví dụ ở Tây Úc có Red Dot.