Trước đây khi mình tìm hiểu về các con đường định cư Úc thì mình không nghe agent nói gì về bước này khi họ giải thích các lộ trình PR pathway cho mình. Con đường họ vạch ra là đi học một ngành nghề, lấy Skill Assessment, sau đó nộp các visa dạng thiết hụt tay nghề Úc là 491/189/190. Mình thì cứ nghĩ nộp mấy visa đó cũng như nộp 462 hay visa du học 500 thôi, bao giờ có đủ hồ sơ thì nộp. Nhưng thực ra có một bước trung gian quan trọng nằm giữa việc có SA và nộp mấy visa trên, đó là nộp EOI ( EXPRESS OF INTEREST ) Sau đây mình giải thích quy trình và hướng dẫn nộp EOI.
Những điều cơ bản cần biết về EOI
EOI là cổng trực tuyến của Bộ Nội vụ Úc dành cho tất cả các cá nhân muốn nộp visa dạng tay nghề và doanh nghiệp của Úc. Các bạn truy cập Skillselect để tạo tài khoản. Lưu ý tài khoản này khác với tài khoản IMMI mà bạn đã có nhé.
Bạn điền đơn và nộp EOI khi bạn muốn nộp các visa sau:
- Skilled Independent (subclass 189) visa
- Skilled Nominated (subclass 190) visa
- Skilled Work Regional (Provisional) (subclass 491) visa
- Business Innovation and Investment (Provisional) (subclass 188) visa
Trong các visa trên , thì visa 190/491 là các bang đề cử bảo lãnh thì các cơ quan di trú tiểu bang sẽ truy cập vào hồ sơ ứng viên để gửi thư mời, còn visa 189/188 thì là IMMI trực tiếp gửi thư mời.
Một số đặc điểm của EOI :
- Cơ quan gửi thư mời xét theo từng hồ sơ một chứ ko phải theo cá nhân ứng viên. Tức là một người có thể chọn nhiều visa, nhiều bang trong cùng 1 EOI, hoặc bạn có thể nộp nhiều đơn EOI cho từng loại visa, cho từng bang bạn muốn được bảo lãnh.
- Nộp EOI không có nghĩa là bạn sẽ được mời. Cơ quan bảo lãnh sẽ lựa chọn theo thứ tự ưu tiên như sau : Hồ sơ cao điểm nhất (cho mỗi ngành) > hồ sơ nộp sớm nhất. Vì thế bạn nên tích điểm cao nhất có thể và sớm nhất có thể.
- Nếu trong 1 EOI bạn chọn cả 491 và 190 thì khả năng bạn sẽ được mời 491 theo nguyên tắc điểm cao hơn sẽ được mời trước.bởi vì visa 491 được cộng 15 điểm còn 190 có 5 điểm, nên 491 application luôn cao hơn 190 application 10 điểm. Trong khi 190 là PR thì 491 là visa 5 năm, sau 3 năm mới được nộp PR.
- Mỗi năm Bộ Nội vụ có chỉ tiêu số lượng cụ thể cho các loại visa trên, khi nào đủ chỉ tiêu thì ngưng mời chứ không cần đến hết năm tài chính.
- Có thể bạn sẽ không bao giờ nhận được thư mời vì thế đừng quá trông chờ ỷ lại duy nhất vào EOI mà luôn chuẩn bị tinh thần cho các loại visa khác.
- Mỗi đơn EOI có hạn 2 năm từ ngày tạo đơn. Sau 2 năm mà không được mời thì bạn phải làm lại EOI khác.
Một số yêu cầu bắt buộc để có thể submit EOI :
- Cần có SA mới nộp được
- Phải có chứng chỉ tiếng Anh tối thiểu competent
- Phải có tối thiểu 65 điểm
Thời gian từ lúc nộp EOI đến khi được cơ quan di trú bang liên hệ có khi 6 tháng đến 1 năm, rồi đến lúc có thư mời chính thức có thể 6 tháng 1 năm nữa. Vì thế phải chuẩn bị đáp ứng các điều kiện trên càng sớm càng tốt. Có bạn mất cả nửa năm mới đạt được điểm tiếng Anh competent, 1 năm mới đạt được Proficient.
Các bạn có biết rằng Nếu làm được Skills Assessment với bằng cấp và kinh nghiệm Việt Nam cũng có thể sử dụng cho mục đích định cư ở Úc không? Hãy inbox ALex Lone để mua ngay cuốn Ebook sau để tăng tốc độ nộp EOI cực nhanh nhé
Về cách tính điểm Point test và yêu cầu tiếng Anh competent là như nào bạn đọc bài viết sau nhé:
Hướng dẫn nộp EOI
Truy cập vào trang web https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/working-in-australia/skillselect và chọn Start an EOI. Sau đó lập tài khoản email. Lưu ý khai báo trung thực vì sau khi hoàn thành điền đơn, hệ thống sẽ tự tính số điểm của bạn có đủ ít nhất 65 điểm mới submit được.
Bước 1 – Personal details :
Bạn ghi Họ vào mục Family name, phần còn lại của tên vào Given name. Các thông tin passport bạn điền y như hộ chiếu. Bạn có hộ chiếu nước khác không thì chọn Yes nếu có, còn không thì No. Usual country of residence nếu bạn nộp onshore bạn nhớ chọn Úc nhé, trừ khi bạn nộp offshore từ nước khác. Mục Does the client has partner sẽ ảnh hưởng đến số điểm của bạn, nếu bạn single sẽ được 10 điểm còn có partner chưa có PR thì 0 điểm, nên bạn cần quyết định có cho thêm người yêu vào hồ sơ hay không. Nếu đã đăng kí kết hôn rồi thì bạn bắt buộc chọn Yes, và Marriaged. Còn nếu bạn là FA thì tự tin chọn Never married nhé.
Bước 2 Confirm provided information:
Kiểm tra chắc chắn lại thông tin tên tuổi và sinh nhật, chọn yes và ấn Next
Bước 3 – Chọn loại visa:
Bước này bạn có thể chọn các loại visa mà bạn muốn nộp. 190/189 là PR, còn 491 có loại Bang bảo lãnh và bảo lãnh gia đình. Loại visa Business 188 thì mình không tìm hiểu nên không có ý kiến gì. Bạn có thể chọn tất cả các visa trong 1 EOI, hoặc tạo mỗi EOI cho một visa khác nhau.
Bước 4 – Thành viên gia đình :
Bạn có muốn thêm vợ chồng con cái trong bước nộp visa tiếp theo không ? Nếu có chọn yes và add thông tin người mà bạn muốn đính kèm vào hồ sơ của mình.
Câu hỏi này được hỏi để dự đoán số dân nhập cư tổng thể. Câu trả lời của bạn không ảnh hưởng tới khả năng được mời hay không. Vị trí của Family members không ảnh hưởng tới khả năng họ có thể được mời hay không, family members có thể đang ở Úc hoặc đang offshore. Nếu bạn đời là công dân Úc thì không cần thêm vào đơn. Family members có thể được add vào bao gồm:
- Partner (spouse hoặc de facto)
- Trẻ em phụ thuộc của bạn hoặc partner
- Người thân phụ thuộc vào bạn hoặc partner
Bước 5 – Lựa chọn bang bảo lãnh :
Bạn có thể nộp tất cả các bang của Úc trong cùng 1 EOI, hoặc mỗi EOI cho một bang riêng. Khi bạn chọn bang nào ở mục này thì cơ quan di trú của bang đó có thể xem được EOI của bạn và quyết định mời bạn nộp 491/190 không
Lưu ý một số bang không nhận đơn từ người sinh sống ở bang khác, thậm chí có bang không mời những đương đơn mà có family members học và làm việc ở bang khác, mà chỉ nhận những người hiện sống tại bang đó hoặc offshore. Đơn giản là vì nếu bạn có liên hệ với bang khác thì họ cho rằng bạn sẽ ít khả năng bạn sẽ di chuyển đến bang xin bảo lãnh sinh sống và làm việc, hoặc sau khi bảo lãnh bạn sẽ lại trở về bang cũ.
2 câu hỏi tiếp theo không ảnh hưởng tới tính hợp lệ của visa bạn chọn, mà chỉ giúp chính phủ bang chon được đơn EOI phù hợp .
- Bạn có chuẩn bị để sống ở vùng regional của Úc không?
- Bạn có chuẩn bị sống ngoài khu vực thủ phủ bang không?
Bước 6 -Trình độ tiếng Anh :
Bạn có thi tiếng Anh trong vòng 36 tháng không? Sau đó bạn chọn kì thì và nhập số điểm cho từng kỹ năng, và tự động mục Language ability sẽ thể hiện trình độ tiếng Anh của bạn. Chỉ khi nào đạt tối thiểu mức Competent thì bạn mới submit được EOI. Để biết các thang điểm tiếng Anh bạn xem ở đây nhé
Bước 7 – Giáo dục
Lịch sử học tập bạn chọn yes cho câu hỏi “Bạn đã hoàn thành bậc học trung học và cao hơn chưa? ” Ở mục Australian study requirement nếu bạn chưa tốt nghiệp ở Úc một khóa tối thiểu 2 năm thì chọn No
Sau đó bạn Add bậc học cao nhất của mình vào nhé, có các lựa chọn như sau. Lưu ý nếu SA bằng cấp và kinh nghiệm Việt Nam của bạn là positive nghĩa là trình độ cao nhất ở VN của bạn tương đương với ở Úc nhé.
Ở mục Australian study requirement nếu bạn tốt nghiệp ở Úc một khóa tối thiểu 2 năm thì chọn Yes, sau đó sẽ có thêm các lựa chọn sau:
Bạn đã đạt được chứng chỉ sau đại học không? Yes
Bạn có học ít nhất 2 năm ở vùng regional không ? Nếu trường của bạn không năm ở Melbourn, Sydney và Brisbane thì chọn Yes
Chứng chỉ CCL (Credentialed Community Language) là một chứng chỉ đánh giá năng lực tiếng Anh cho người dịch tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh trong bối cảnh cộng đồng. Chứng chỉ này được đánh giá cao trong hồ sơ xin visa định cư Úc, đặc biệt là diện tay nghề tay nghề (General Skilled Migration – GSM) giúp bạn có 5 điểm. Nếu chưa pass thì bạn chọn No.
Bước số 8 – Skills Assessment
Chọn ngành nghề mà bạn có SA. Chọn yes để xác nhận là bạn có SA sau đó Nhập thông tin SA trên kết quả mà bạn nhận được: Tên cơ quan đánh giá, ngày tháng có kết quả và mã số của SA.
Bước số 9 – Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm của Việt Nam và Úc (nếu có) trong vòng 10 năm trở lại đây. Số năm kinh nghiệm ở cả 2 nước đều được tính điểm. Bạn có thể xem bài hướng dẫn tính điểm point test để biết số điểm cho từng số năm tương ứng.
Ghi lại tất cả các công việc đã làm bao gồm: Vị trí employee hay manager, tên nhà tuyển dụng, quốc gia làm việc. Câu hỏi tiếp theo “tuyển dụng này có liên quan đến ngành đề cử ko” chọn Yes sau đó điền ngày bắt đầu và kết thúc công việc đã làm theo đúng hợp đồng lao động và sổ bảo hiểm xã hội.
Bước số 10 – Confirmation
Xác nhận lại một lượt tất cả các thông tin các bạn đã khai báo ở trên để xác định số điểm point test cuối cùng của bạn cho từng loại visa.
Bước 11 – Declarations
Chọn yes cam đoan tất cả các điều bạn khai là sự thật, chính xác và đầy đủ, cũng như xác nhận bạn đã hiểu về EOI không phải là đơn nộp visa, ko có bridging visa sau khi submit. Khi có bất cứ sự thay đổi nào ảnh hưởng đến điểm số bạn có nghĩa vụ phải cập nhật EOI. Ví dụ nếu bạn kết hôn trong lúc chờ thư mời thì sẽ mất 10 điểm single.
Bước 12 review
Xem lại lần cuối tất cả các thông tin cá nhân cũng như thông tin tính điểm point test
Bước 13 – VISA TYPE SUMMARY
Các loại visa bạn chọn nộp cùng số điểm tương ứng. Nếu không có English competent hoặc không đủ 65 điểm thì không submit đươc. Ở đây mình đủ điểm nộp 491 mà chưa đủ nộp 190 nên sẽ không submit được. Mình phải quay lại bỏ chọn 190 thì submit được. Sau đó mình thi PTE được mức Proficiency nên được thêm 10 điểm, điểm 190 của mình được 65 đủ nộp mới submit được.
Sau khi submitted thì sẽ có eoi ID và ngày giờ submit. Thường Cơ quan xét mời bảo lãnh Bang sẽ xem ngành bạn nộp có được ưu tiên không, xét điểm cao xuống thấp, sau đó đơn nào submit trước sẽ được mời trước. Vì thế cứ đủ 65 điểm là nộp luôn nhé.
Sau khi submit thì bạn có thể withdraw (rút hẳn) hoặc suspend (rút tạm thời). Có gì thay đổi về điểm số như tăng điểm English, thi được CCL hoặc thay đổi tình trạng kết hôn thì chọn Update EOI.
Tadda!!
Vậy là hoàn thành xong bước EOI rồi! Chúc bạn sớm thành công trên con đường PR. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách tăng tốc trên con đường PR bằng cách làm SA với bằng cấp và kinh nghiệm Việt Nam thì gửi yêu cầu mua ebook tới email workingholidayuc@gmail.com nhé !!