WORKING HOLIDAY ÚC
Cầm nang tốt nhất cho hành trình 462 đến với nước Úc

CHI PHÍ SINH HOẠT Ở ÚC VỚI VISA 462

by Alex Lone
1.3K views

Chi phí sinh hoạt ở Úc cũng khá cao so với Việt Nam nhưng so sánh với mức thu nhập ở Úc thì khá dễ chịu. Vì giá trị đồng tiền Úc cao nên các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Việt Nam,vv.. đều có giá rất rẻ. Tuy vậy, do lương nhân công cao nên các dịch vụ liên quan đến con người, ví dụ như đi ăn nhà hàng, sửa chữa xe, khám chữa bệnh,vv… đều rất đắt đỏ.

Các nhóm chi phí chính trong chi phí sinh hoạt của visa 462 :

Thuê phòng

Giá thuê phòng đơn ở Úc thay đổi tùy thành phố, tùy vị trí. Các thành phố lớn có thể tìm phòng 120-170$/người, ở các vùng regional thì 150-200$/người. Thuê phòng ở Úc thường là bao điện, nước, wifi nhưng hiện nay khi lạm phát cao nhiều chủ cũng đã không bao bill nữa. Nhiều chủ nhà muốn nhận tiền mặt để tránh thuế, nhiều khi không có hợp đồng thuê nhà. Tiền cọc từ 1 đến 2 tuần, trước khi chuyển phải báo trước thời gian tương ứng.
Nếu bạn làm ở roadhouse, khách sạn, resort ở các vùng hẻo lánh hoặc làm trong mỏ thì có thể được ở miễn phí.

Di chuyển – Xe

Ở thành phố lớn thì phương tiện công cộng phổ biến và rất rẻ, chỉ 1 – 3$/lượt.

Không thể phủ nhận lợi ích cực lớn của việc có xe : giúp bạn chủ động tìm công việc phù hợp, có thể nhiều cơ hội tìm nhà rẻ hơn, tốt hơn, chủ động đi mua sắm, đi chơi cuối tuần,vv… Tuy nhiên đây là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sinh hoạt.

Tiền xăng ở Úc thời điểm hiện tại là 1,97$/lit (5/2022, đến tháng 10/2022 là 1,67$/l), chạy 100km tốn khoảng 8 -12l tùy xe. Đi nhờ xe làm farm thì chi phí khoảng 5 -10$ 1 ngày tùy quãng đường. Giá xe cũ ở Úc khoảng 3 – 5k $ là đủ để chạy phà phà rồi.
Ngoài chi phí xăng xe thì một chiếc xe ở Úc còn chịu nhiều chi phí đi kèm khác. Mình có thể liệt kê các chi phí nuôi xe cơ bản như sau:

  • Thuế đường bộ Rego : tuy bang nhưng khoảng 800 – 900$ / năm
  • Phí bảo hiểm bên thứ 3 bắt buộc : đền chi phí y tế cho người khác nếu bạn đâm phải, bao gồm trong rego
  • Phí bảo hiểm tự nguyện : có thể 2 chiều hoặc 1 chiều. Một chiều nghĩa nếu bạn gây tai nạn thì bảo hiểm sẽ đền chi phí sửa chữa cho xe kia thôi, còn xe bạn thì tự bỏ tiền sửa. Hai chiều thì sẽ cover cả 2 chi phí, do đó đắt hơn tầm 600$/ năm tùy hãng bảo hiểm. Còn bảo hiểm một chiều khoảng 250$.
  • Phí cứu hộ xe : ở Úc nếu xe hỏng giữa đường thì bạn phải gọi xe cứu hộ đến cẩu xe về gara để sửa chữa, chi phí 1 lần là 150-500$ tùy quãng đường, tùy vùng hẻo lánh hay không. Các công ty cứu hộ xe sẽ cover khoản này bằng cách bạn đóng phí hàng năm, như mình đang mua của RAC 16.5$/tháng. Nếu gặp sự cố thì tùy trường hợp mình có thể gọi RAC, họ sẽ liên lạc với các gara sửa xe trong hệ thống của họ gần bạn nhất để đến tận nơi cứu bạn, nhưng thường giá sẽ cao hơn nếu bạn gọi trực tiếp tới gara. Bạn có thể thanh toán trực tiếp với gara sau đó claim lại với RAC cũng được.
  • Các chi phí bảo trì như dầu, nhớt: thay dầu máy1 lần khoảng 80 – 120$ mà bạn có thể kiểm tra và tự thêm dầu hàng tuần gọi là top-up thì sẽ tiết kiệm hơn. Nhưng nếu chạy nhiều thì sau 1 thời gian 6 tháng hoặc 10.000km cũng nên thay toàn bộ dầu cũ sang dầu mới.
  • Sửa chữa những hỏng hóc lặt vặt : xe cũ thì thường phát sinh vấn đề hỏng hóc ngoài ý muốn nên tiền bảo dưỡng, sửa chữa xe,vv.. mỗi lần cũng phải 150 – 200$ tùy vấn đề phát sinh.
  • Rửa xe : tầm 30$ bên ngoài còn cả nội thất bên trong thì 50$. Các dịch vụ tự rửa xe cũng rất phổ biến : Bạn thả xu 1-2$ mỗi lần 1 phút cho các bước phun xà phòng, phun nước, xì khô,… tầm 10$ là sạch. Hút bụi cũng tương tự
  • Khấu hao xe : xe chắc chắn sẽ mất giá trị khi sử dụng nếu sau bạn muốn bán lại. Ngoài việc số km tăng, thì nếu bạn tay lái non hay va quệt, tai nạn,vv.. gây móp méo, sước xát thì đều là lí do để người mua sau mặc cả giá nên giá xe sẽ giảm.

Thực phẩm

So với thu nhập ở Úc thì đồ ăn khả rẻ. Chi phí tự nấu ăn thì tầm 50 – 75$/ tuần. Còn ăn ngoài thường xuyên sẽ tốn kém, tầm 15-25$/ món. Nếu bạn làm roadhouse hoặc mining thì thường được bao ăn miễn phí, nhưng đồ ăn thường kiểu Tây cơ bản không ngon lắm. Các bạn làm ở khách sạn, nhà hàng thường cũng được mang đồ ăn về nữa.

Giá thực phẩm cơ bản ở Úc ở các thành phố lớn. Ở các vùng regional lại càng đắt hơn do chi phí vận chuyển.

Thịt :

  • Thịt bò 20 – 40$/kg
  • Bò brisket 18$/kg
  • Thịt gà 5 – 7 $/kg
  • Thịt heo xay 7 $/kg
  • Thịt heo ba chỉ 8$/kg
  • Sườn heo 19.5$/kg
  • Trứng 5$/ hộp12 quả
  • Cá hồi Salmon 50$/kg
  • Cá tuyết Cod 40$/kg
  • Tôm tiger Prawn 27$/kg

Rau củ quả:

  • Rau bắp cải 3,6$/cái
  • Khoai tây trắng 2$/kg
  • Cà chua Roma 5$/kg
  • Súp lơ 2-3,5$/cái
  • Chuối 2$/kg
  • Gạo 20$/10kg
  • Hành tây 1.5$/kg
  • Cà rốt 0.7$ /kg
  • Cam 2.5$/kg
  • Dâu tây 3$/250g
  • Blueberry 4$/125g
  • Xoài đỏ 12$/kg
  • Táo bravo 6$/kg

Thực phẩm khác

  • Dầu ăn 2L 9$
  • nước mắm 6 -8 $/1L
  • Coca 3.3$/ 2L
  • Chả chiên 13.5$ 500g
  • đậu phụ 6$ 600g
  • Giá đỗ 2.5$ 400g
  • Sữa tươi brownies 3.5$/L

Ăn quán :

  • Bún Phở 14$/bát
  • Bánh mỳ Việt Nam 7-10$/cái
  • Cơm tấm 14$
  • Bún bò Huế 15$
  • Bánh xèo 20$
  • KFC 15$/meal

Mua sắm cá nhân

Kmart luôn là điểm đến đầu tiên khi muốn mua đồ của mình. Nguồn hàng 100% Trung Quốc và chất lượng siêu thấp nhưng mà đủ xài. Kmart từ quần áo, chăn nệm, đồ gia dụng như nồi niêu xoong chảo ấm đun nước cho tới đồ điện tử đều rẻ không tưởng. Các bạn muốn mua hàng chất lượng hơn có thể tham kháo các địa điểm khác.

  • Cắt tóc : 15 – 25$/lần
  • Áo phông: 2 – 5$
  • Quần bò: 20 -30$
  • Giày : 20 – 100$
  • Dép xỏ ngón: 4 $
  • Tất (vớ) : 5$/3 cái

Y tế

Y tế không là một chi phí thường xuyên nhưng nếu có xảy ra, thì nó cũng khá đắt đỏ. Khám chữa bệnh vặt bên ngoài với bác sĩ GP thì từ 50 – 80$/ lần khám tùy vùng. Tiền thuốc cơ bản thì cũng không cao. Tuy nhiên lương bác sỹ, y tá bệnh viện thường nằm top cao nhất ở Úc, cũng như cơ sở vật chất hiện đại đều được tính vào viện phí của bạn, nên nếu có vấn đề gì phải vào bệnh viện thì xác định tầm vài ngàn trở lên nhé 😀 Tốt nhất thì mua bảo hiểm tư nhân đề phòng bất trắc. Và luôn giữ sức khỏe, làm việc cẩn thận để không bao giờ có cơ hội nhìn mặt bác sỹ ở bệnh viện. Safery first – an toàn trên hết chính là cách tiết kiệm được nhiều tiền nhất.

You may also like

Leave a Comment

error: Content is protected !!

tìm hiểu con đường PR sau VISA 462

Bạn có quan tâm cuộc sống định cư Úc sau khi kết thúc visa 462 không ?

Hoặc nếu bạn vẫn mòn mỏi canh đăng kí mà chưa được visa 462, thì còn những con đường khác nữa ngoài 462 mà cũng đi tới đích PR của đất nước Kangaroo xinh đẹp này ? 

Bạn có muốn không phạm sai lầm lãng phí thời gian và tiền bạc trên con đường PR chỉ vì thiếu thông tin về nó không?

Hãy điền form khảo sát sau để xem các thông tin gì mà bạn còn chưa biết nhé ! 

PR PATHWAYS AFTER 462